Một số nguyên nhân khiến gà giảm hoặc ngừng đẻ trên gà

Gà giảm đẻ hoặc ngừng đẻ là một vấn đề thường gặp trong chăn nuôi gà đẻ. Gà giảm đẻ hoặc ngừng đẻ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến gà giảm hoặc ngừng đẻ.

1.Dinh dưỡng

Gà cần một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng để duy trì cơ thể và sản xuất trưng mỗi ngày. Mỗi quả trứng có chứa một lượng protein và năng lượng nhất định để hình thành. Ngoài ra gà còn cần năng lượng để duy trì các hoạt động bình thường khác. Vì vậy cần cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ cho gà để tăng khả năng sản xuất trứng.

Gà không thể tự tổng hợp một số axit amin thiết yếu để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất.

Methionine và lysine là 2 axit amin thiết yếu trong khẩu phần ăn khi gà bắt đầu đẻ trứng. Nếu gà bị thiếu thức ăn trong nhiều giờ sẽ làm giảm sản lượng trứng.

Lượng nước và chất lượng nước.

Nước chiếm khoảng 70% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm khoảng 75% khối lượng quả trứng. Do vậy nếu gà bị thiếu nước trong nhiều giờ sẽ ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng trứng.

Thức ăn thiếu cân đối, thiếu canxi, Phospho:

Vỉ trứng gà chứa khoảng 2g canxi. Bộ xương gà chứa khoảng 20g Canxi. Như vậy, mỗi quả trứng chiếm khoảng 10% Canxi trong cơ thể gà. Bộ xương gà mái có dự trữ một lượng Canxi nhất định để cung cấp cho nhu cầu sản xuất trứng. Tuy nhiên lượng dự trữ này nhanh chóng được sử dụng hết nếu trong thức ăn không được bổ sung. Gà không được cung cấp đầy đủ Canxi trong thức ăn hay gà không thể tổng hợp Canxi trong thức ăn thì chúng sẽ dừng đẻ trứng. Sự mất cân bằng Canxi và Phospho, gây cản trở quá trình hấp thu, giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng, giảm tỷ lệ ấp nở.

Thừa hoặc thiếu muối trong thức ăn.

Thừa muối trong thức ăn sẽ dẫn tới tiêu chảy, ảnh hưởng tới sức khoẻ đàn gà, từ đó làm giảm sản lượng trứng.

Thiếu muối gà hay mổ cắn nhau và giảm sản lượng trứng.

2.Nhiệt độ chuồng nuôi.

Nhiệt độ ổn định từ 20-25 độ C gà sinh trưởng phát triển bình thường.

Khi nhiệt độ quá cao: Gà thở nhiều, ướng nước nhiều, giảm ăn, chậm lớn, năng xuất thấp. Gà mái giảm đẻ, chất lượng vỏ trứng kém.

3.Tập tính ấp trứng của gà

Ấp trứng là tập tính tự nhiên của gà. Tuy nhiên trong trường hợp nuôi gà đẻ tại trại ta cần loại bỏ tập tính này. Khi gà mái chuyển sang trạng thái ấp trứng, chúng sẽ không đẻ, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả chăn nuôi. Thực tế vấn đề này thường xảy ra vào mùa xuân và với gà được nuôi dưới ánh sáng tự nhiên.

4.Hiện tượng thay lông.

Sau một thời gian sản xuất trứng(khoảng 5 tháng từ khi bắt đầu đẻ) gà có xu hướng thay lông mới. Qúa trình này gà không chỉ thay lông mới mà đường sinh sản cũng được làm mới. Sau thời gian thay lông, gà sẽ sản xuất trứng tốt hơn về cả chất lượng và số lượng.

Điều này xảy ra khiến gà không đẻ trứng trong vòng 2-3 tuần. Như vậy khi gà thay lông sẽ làm giảm sản lượng trứng và ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế.

5.Thời gian chiếu sáng trong ngày.

Gà rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là gà đẻ trứng.

Gà đẻ cần thời gian chiếu sáng từ 14-16 giờ đẻ duy trì sản xuất trứng. Thời gian chiếu sáng giảm sẽ làm giảm thời gian thu nhận thức ăn, gà giảm đẻ.

6.Tuổi của gà

Tuổi của gà ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ đẻ trứng. Thông thường gà bắt đầu sản xuất trứng từ 18-22 tuần tuổi. Tỷ lệ đạt đỉnh sau 6-8 tuần. Sản lượng trứng sẽ giảm dần sau 12 tháng đẻ.

7.Tình trạng bệnh lý.

Khi gà bị bệnh sẽ ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng trứng. Hiện tượng giảm đẻ hoặc ngừng đẻ ở gà có thể do vi khuẩn hoặc virut gây ra.


Notice: WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/libiacomvn/public_html/wp-includes/functions.php on line 4663

Bài viết cùng chuyên mục:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975.125.539